Nắm vững từng mô hình chiếu sáng và thực hành thuần
thục, bạn có thể xử lý mọi khuôn mặt trong chụp ảnh chân dung.
Trong các phong cách chụp chân dung
cổ điển, người chụp luôn phải lưu tâm và học cách điều khiển những yếu tố có
thể làm nổi bật chân dung của người chụp như tỷ lệ ánh sáng, kiểu chiếu sáng,
phần khuôn mặt chụp và góc nhìn. Chỉ sau khi thấu hiểu và thực hành thuần thục
các kiến thức cơ bản này, bạn mới nên nghĩ đến chuyện phá cách. Bài viết dưới
đây trình bày về các kiểu chiếu sáng, nó là gì, tại sao nó lại quan trọng và sử
dụng nó trong chụp ảnh chân dung như thế nào.
Kiểu, hay mô hình chiếu sáng về cơ
bản cách xử lý vùng sáng và vùng tối như thế nào trên khuôn mặt để hình thành
những hình dạng khác nhau. Hình dạng, nói một cách đơn giản, chính là phần bóng
đổ (phần tối) trên khuôn mặt. Thông thường có 4 kiểu chiếu sáng thông dụng
trong chân dung, đó là chiếu sáng riêng phần (split lighting), chiếu sáng tạo
khuyên (loop lighting), chiếu sáng kiểu Rembrandt (Rembrandt lighting) và chiếu
sáng tạo cánh bướm (butterfly lighting).
Ngoài 4 kiểu chiếu sáng này còn có
thêm kiểu chiếu vùng sáng rộng (broad lighting) hoặc vùng sáng hẹp (short
lighting) có thể kết hợp để sử dụng với 4 loại chiếu sáng trên.
1. Chiếu sáng riêng phần
Chiếu sáng riêng phần đúng như tên
gọi của nó, sẽ chia mặt thành hai phần bằng nhau, theo đó, một phần được chiếu
sáng, phần còn lại ở vùng tối. Kiểu chiếu sáng này thường nhằm tạo những hình
ảnh mang chất nghệ thuật nên thường áp dụng cho chụp chân dung của nhạc sỹ hoặc
nghệ sỹ. Tuy nhiên, kiểu chiếu sáng này có xu hướng nam tính nên thường được
dùng cho chụp nam giới hơn mà nữ giới, dù rằng đây cũng không phải là nguyên
tăc bất di bất dịch.
Để thực hiện kiểu chiếu sáng riêng
phần, bạn chỉ cần đặt nguồn sáng ở góc 90 độ phía bên phải hoặc trái của nhân
vật, hoặc có thể hơi lùi về phía sau nhân vật một chút, tùy thuộc vào từng
khuôn mặt của mỗi người. Hãy kiểm tra xem ánh sáng sẽ rơi trên khuôn mặt như
thế nào để từ đó điều chỉnh.
Để có thể có được kiểu chiếu sáng
riêng phần thực thụ, lưu ý con mắt ở vùng tối của khuôn mặt vẫn phải được bắt
sáng. Đối với những khuôn mặt mà ánh sáng bị rơi cả trên phần má thì có thể
khuôn mặt này không phải là lý tưởng cho kiểu chiếu riêng phần.
Tất cả các kiểu chiếu sáng đều có
thể chụp với bất kỳ phần nào của khuôn mặt (chụp trực diện với cả 2 tai, chụp
ba phần tư khuôn mặt…). Chỉ cần lưu ý rằng nguồn sáng phải điều chỉnh theo
khuôn mặt để luôn đảm bảo được mẫu chiếu sáng riêng phần. Nếu không chỉnh được
nguồn sáng, bạn có thể điều chỉnh hướng quay đầu của đối tượng.
2. Chiếu sáng tạo khuyên (Loop Lighting)
Kiểu chiếu sáng tạo khuyên là kiểu
chụp mà vùng bóng đổ của mũi lên trên mặt thành hình như chiếc khuyên hắt lên
phía má bên kia. Để tạo vùng khuyên, nguồn sáng phải đặt phía trên mắt một chút
và ở góc khoảng 30 – 45 độ so với máy ảnh (tất nhiên, người chụp luôn xem xét
góc này tùy khuôn mặt từng người).
Hãy nhìn bức ảnh và chú ý vùng bóng
đổ nhỏ ngay dưới mũi, không được chạm vào vùng gò má. Hãy giữ cho vùng bóng của
mũi nhỏ vừa đủ và hơi hướng xuống dưới miệng, nhưng lưu ý đừng để nguồn sáng ở
cao quá sẽ đẩy bóng đổ chạm vào miệng. Đây là kiểu chiếu sáng thông dụng nhất
vì nó dễ tôn khuôn mặt hầu hết mọi người.
Hình này mô tả cách thực hiện kiểu
chiếu sáng này ở bức chân dung đôi, theo đó phông nền đen thể hiện khung cảnh
nền phía sau. Mặt trời phía sau cao hơn thân cây nhưng họ vẫn đứng hoàn toàn
trong bóng râm. Tấm phản chiếu có thể để phía ngoài nắng hoặc trong bóng nhưng
nó phải nhận đủ sáng để phản chiếu. Thông thường với kiểu chiếu sáng tạo khuyên
này thì tấm phản chiếu thường ở góc 30-45 độ so với máy ảnh. Lưu ý, với kiểu
này, ngay cả tấm phản sáng cũng phải được đặt ở vị trí phía trên mắt một chút
để cho phần bóng của mũi đổ xuống khoảng góc của miệng. Có nhiều người hay đặt
tấm phản chiếu dưới thấp hơn và hất lên khiến cho vùng bóng đổ của mũi quay lên
trên, tuy nhiên kiểu chiếu sáng hất này sẽ không làm tôn được khuôn mặt của đối
tượng.
3. Kiểu chiếu sáng Rembrandt
Kiểu này lấy theo maaix chiếu sáng
của danh họa Rebrandt.
Ảnh: Digitalphotographyschool. |
Gọi là kiểu chiếu sáng Rembrandt vì
kiểu chiếu này lấy theo mẫu chiếu sáng của danh họa Rembrandt, như trong bức
chân dung tự họa của ông ở trên đây. Kiểu chiếu Rembrandt được đặc trưng bởi
phần tam giác vùng sáng trên má. Không như kiểu chiếu sáng tạo khuyên với vùng
bóng của mũi và má không chạm nhau, ở kiểu Rembrandt, hai vùng bóng này giao
thoa nhau tạo nên một tam giác ánh sáng nhỏ trên má vùng tối. Để tạo được kiểu
chiếu sáng Rembrandt đúng cách, phải đảm bảo rằng mắt ở vùng tối của khuôn mặt
vẫn phải bắt sáng, nếu không mắt đó sẽ vô hồn và đối tượng không có được ánh
nhìn sống động. Kiểu chiếu sáng Rembrandt cũng nặng chất nghệ sỹ, tạo tâm trạng
hơi thiên trầm hơn nên cần dùng nó một cách thận trọng.
Để tạo được kiểu chiếu sáng
Rembrandt, nhân vật phải hơi quay nghiêng xa phía nguồn sáng. Nguồn sáng phải ở
phía trên đầu để cho bóng từ mũi đổ xuống tới tận má. Không phải ai cũng phù
hợp với kiểu chụp Rembrandt. Đối với những người có sống mũi hoặc gò má cao,
chụp kiểu này sẽ rất phù hợp. Nhưng nếu người có mũi nhỏ hoặc sống mũi tẹt thì
khó có thể đạt được hiệu ứng này. Nếu bạn sử dụng nguồn sáng từ cửa sổ và cửa
sổ lại rộng xuống sát mặt sàn, hãy lấy cái gò đó che che bớt phần đáy cửa sổ để
tránh làm loãng sáng.
Kiểu chụp này được tạo bằng việc
đặt nguồn sáng chính ở phía trên và sau máy ảnh với người chụp đứng phía dưới.
Ảnh: Digitalphotographyschool. |
Kiểu chiếu sáng tạo cánh bướm được
đặt tên do hình bóng đổ dưới mũi có hình dạng như cánh bướm, Kiểu chụp này được
tạo bằng việc đặt nguồn sáng chính ở phía trên và ở sau máy ảnh với người chụp
đứng phía dưới. Kiểu này thường được sử dụng cho chụp ảnh kiểu huyền bí với
bóng đổ cả mũi, má và cằm. Nó có thể cũng phù hợp với các đối tượng lớn tuổi do
không quá nhấn mạnh vào nếp nhăn như là kiểu chụp với ánh sáng bên.
Kiểu chiếu sáng tạo cánh bướm được
thực hiện bằng cách đặt nguồn sáng trực tiếp phía sau máy ảnh, ở trên tầm mắt
hoặc đầu của nhân vật. Đôi khi người chụp có thể bổ sung thêm một tấm phản
chiếu ngay dưới cằm, thậm chí có thể cho chính đối tượng cầm để bỏ bớt bóng đổ.
Kiểu chiếu sáng này sẽ làm tôn khuôn mặt những người có xương gò má cao và
khuôn mặt nhỏ. Với những người mặt tròn và rộng sẽ hợp với kiểu chiếu sáng tạo
khuyên hoặc riêng phần hơn vì kiểu đó giúp làm nhỏ khuôn mặt lại. Kiểu chiếu
sáng này nếu dùng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ sẽ khó thực hiện hơn là có hẳn
một nguồn sáng mạnh như dưới ánh mặt trời hoặc đèn hắt khi muốn tạo bóng rõ rệt
hơn ở dưới mũi.
5. Kiểu chiếu vùng sáng rộng
Bất kỳ kiểu mẫu chiếu sáng nào
cũng có thể áp dụng kèm kiểu chiếu sáng vùng sáng rộng hoặc hẹp. Ảnh: Digitalphotographyschool.
|
Chiếu vùng sáng rộng không hẳn là
một kiểu mẫu mà mang hơi hướng phong cách hơn. Bất kỳ các kiểu mẫu chiếu sáng
nào ở trên cũng có thể áp dụng kèm kiểu chiếu vùng sáng rộng hoặc hẹp.
Chiếu vùng sáng rộng là khi khuôn
mặt đối tượng hơi quay khỏi vị trí trung tâm, và phần của khuôn mặt quay về
phía máy ảnh được chiếu sáng sẽ lớn hơn phần trong vùng tối. Kiểu chiếu sáng
này này tạo một vùng sáng lớn trên khuôn mặt, làm cho khuôn mặt của đối tượng
trông rộng hơn hoặc to hơn, có thể sử dụng để chụp những người có khuôn mặt
nhỏ. Do hầu hết mọi người muốn gầy đi thay vì béo lên nên kiểu này không phù
hợp với những người béo hoặc có mặt tròn. Kiểu chụp vùng sáng lớn đôi khi được
dùng cho phong cách chân dung thuần sáng ("high key").
Để tạo kiểu chụp vùng sáng lớn,
khuôn mặt đối tượng phải hơi quay nghiêng so với nguồn sáng. Lưu ý rằng vùng
khuôn mặt quay về phía máy ảnh được chiếu sáng phải gần hơn vùng tối.
6. Kiểu chiếu vùng sáng hẹp
Chiếu vùng sáng hẹp ngược với chiếu
vùng sáng rộng. Theo đó phần lớn phần khuôn mặt quay ra phía máy ảnh sẽ ở trong
vùng tối. Kiểu chụp này thường được dùng cho phong cách chân dung thuần tối
("low key"). Do phần lớn khuôn mặt ở trong bóng tối, kiểu chụp này
tạo cho đối tượng độ sâu 3 chiều như một bức tượng, có thể làm khuôn mặt nhỏ
lại và tôn được hầu hết các mẫu mặt thông dụng.
Trong kiểu chiếu vùng sáng hẹp,
khuôn mặt được quay về phía nguồn sáng. Lưu ý phần được chiếu sáng phải xa máy
ảnh hơn phần vùng tối. Điều chỉnh nguồn sáng sao cho bóng đổ rơi trên phần lớn
khuôn mặt.
Kết hợp
Khi đã nhận biết cách thức từng kiểu
chiếu sáng khác nhau, người chụp cần học cách thực hành thuần thục. Bằng việc
thực hành, người chụp sẽ biết kiểu chiếu sáng nào sẽ phù hợp với kiểu chân dung
nào hoặc khuôn mặt nào nhất.
Với các kiểu chiếu sáng. tất nhiên
sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn có thể di chuyển nguồn sáng. Nhưng với những hoàn
cảnh phải chụp với ánh sáng tự nhiên như với cửa sổ hoặc mặt trời thì lại không
phải là điều dễ dàng. Vì thế hãy chọn cách điều chỉnh góc của mặt đối tượng để
thay đổi cách thức ánh sáng chiếu lên chúng, hoặc đổi vị trí chụp ảnh nếu cần
thiết.
Lưu ý đối với mỗi kiểu chiếu sáng,
nên thực hành cả kiểu chụp vùng sáng rộng và vùng sáng hẹp nếu có điều kiện.
Hãy thử thực hành trước với các nguồn sáng đơn giản như đèn bàn, cửa sổ để xem
ánh sáng rơi trên khuôn mặt thế nào thay vì vội dùng đèn flash. Mặc dù là nguồn
sáng mạnh, dễ tạo bóng nhưng thực hành với đèn flash khó hơn nhiều do bạn không
biết nó sẽ ảnh hưởng đến khuôn mặt như thế nào cho đến khi ảnh được chụp.
Nguyễn Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét